Để đầu tư chứng khoán thành công, các trader cần phải biết cách quản trị rủi ro trong các lần giao dịch của mình. Các nhà giao dịch mới tham gia thị trường có thể mắc sai lầm không thoát lệnh giao dịch thua lỗ vì nghĩ thị trường sẽ dịch chuyển theo hướng họ mong muốn.
Việc làm này thường khiến cho các trader thiếu kinh nghiệm thua lỗ vì họ nghĩ mình đúng mà không suy nghĩ logic. Ngược lại, trader nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách dừng lỗ bằng lệnh Stop Loss trong chiến lược giao dịch của mình. Vậy Stop Loss là gì? Hãy cùng Beat Đầu Tư tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Stop Loss là gì?
Stop Loss (viết tắt là SL) là lệnh dừng lỗ thường được những nhà đầu tư sử dụng để xác định giới hạn thua lỗ của một giao dịch. Lệnh này giúp cho trader dừng lệnh giao dịch khi thị trường đi ngược với dự đoán, hạn chế thua lỗ mất nhiều tiền trên các sàn forex uy tín.
Định nghĩa này còn được hiểu là khoản lỗ tối đa mà nhà đầu tư mong muốn có được ở trên thị trường. Một giá đã đạt đến mức mà lệnh cắt lỗ được thiết lập, lệnh này đóng lại với các khoản lỗ mà chúng ta đã chọn. Đây còn là một lệnh giao dịch tự động được các nhà giao dịch sử dụng để giảm bớt khoản lỗ của họ, cho phép bạn biết trước mức lỗ tối đa của bạn khi mở giao dịch.
Ý nghĩa thực sự của Stop Loss là gì?
Ý nghĩa của Stop Loss: là vị trí mà tại đó, khi giá đi qua thì toàn bộ ý tưởng giao dịch của bạn không còn giá trị. Ngoài ra, Stop Loss nên được đặt ở vị trí mà khi giá chạm tới thì bạn đã sai và nên dừng lại.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Loss hiệu quả
Bước 1: Xác định vị trí giao dịch
Đây là bước quan trọng đầu tiên cần làm trước khi các trader tiến hành cài đặt Stop Loss. Xác định khoảng cách về giá dựa trên tính toán điểm vào lệnh sẽ giúp các nhà đầu tư phát hiện thời điểm không thuận lợi và hình thành những dự đoán ban đầu để tiến hành cài đặt Stop Loss.
Bước 2: Xác định vị trí của Take Profit và Stop Loss
Từ việc xác định vị trí của Take Profit trên biểu đồ giá của cặp tiền tệ để xác định khoảng cách pip mình thực hiện đặt lệnh. Khoảng cách Stop Loss phải tỷ lệ tương ứng với khoảng cách Stop – gain, điều này giúp cho nhà đầu tư hạn chế được tình trạng phá vỡ cấu trúc gây hỏng chiến lược hỗ trợ của bạn.
Bước 3: Xem xét tỷ lệ Risk:Reward (Tỷ lệ SL và TP)
Tỷ lệ Risk:Reward là nhân tố rất quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét. Trường hợp tỷ lệ này không tốt thì tuyệt đối không nên tiến hành đặt lệnh mà hãy chỡ đợi cơ hội khác thích hợp hơn để đặt SL. Ví dụ tỷ lệ R:R = 1:1 hoặc R:R = 1:2 và có thể hơn tùy theo đánh giá của các nhà đầu tư, họ có thể tiến hành đặt lệnh.
Bước 4: Xác định khối lượng giao dịch
Tiến hành xác định các khối lượng giao dịch và dự phòng cho trường hợp xấu nhất dẫn đến những khoản lỗ mà bạn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, khoản lỗ trong mỗi giao dịch không được vượt quá số tiền có trong tài khoản. Nếu bạn quy định rủi ro tối đa mỗi lệnh là 1 – 2% tổng số vốn trong tài khoản để làm tham chiếu xác định quy tắc SL, thì hãy đảm bảo điều đó. Ưu điểm của quy trình này là sẽ giúp các nhà đầu tư có thể kiểm soát được nguồn vốn hiện có và giảm thiểu được rủi ro.
Bước 5: Tiến hành đặt lệnh
Sau khi thực hiện 4 bước ở trên bao gồm tính toán các yếu tố trên cũng như phân tích xong biểu đồ giá thì tiến hành đặt lệnh Stop Loss tại thời điểm thích hợp. Để đo lường và tính toán khoảng cách cài đặt lệnh Stop Loss phù hợp thì bạn cần kết hợp với việc phân tích kỹ thuật, các chỉ báo, biểu đồ nền hoặc xác định hỗ trợ và kháng cự…
Stop Loss là một loại lệnh luôn được các trader đánh giá cao và cân nhắc sử dụng trao các giao dịch. Nắm được kỹ thuật cài đặt SL sẽ giúp các trader yên tâm đầu tư và giảm thiểu được các tổn thất. Chúc các bạn giao dịch thành công với lệnh Stop Loss nhé!